Product Manager Là Gì? Tìm Việc Product Manager Ở Đâu?

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa nhận định được một cách rõ ràng chính xác về product manager là gì? Một product manager sẽ làm gì, mức lương ổn định không, có dễ dàng kiếm việc không? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Product manager là một thuật ngữ dùng để chỉ người quản lý sản phẩm (hay còn cách gọi khác là giám đốc sản xuất). Đây là công việc chịu trách nhiệm quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm như: nguyên liệu đầu vào, tổ chức quá trình thực hiện sản phẩm, các tính năng chính cần cho một sản phẩm. Ngoài ra product manager còn làm việc với các nhân viên, các nhà phát triển, thiết kế,…nhằm đưa ra quyết định đúng đắn nhất để sản phẩm sản xuất ra đạt hiệu quả cao nhất và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Trong nhiều trường hợp, product manager được xem như là một CEO sản xuất, ở vai trò này cần có cái nhìn dài hạn về tình hình phát triển sản phẩm trong tương lai, kiểm tra, ra quyết định về hình dáng, bao bì, chất lượng sản phẩm, đề ra các chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Vì vậy giám đốc sản xuất là người trực tiếp làm việc với các bộ phận liên quan như sản xuất, marketing, bán hàng, phân phối.

  • Trách nhiệm và vai trò của product manager
    • Đối với đồng nghiệp

Là người chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, lãnh đạo tất cả các công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm, product manager cần phải có sự quan tâm, gắn kết với nhân viên. Những điều cần làm là giúp đỡ, hướng dẫn nhân viên trong quá trình làm việc. Cụ thể như định hướng đảm bảo việc lên kế hoạch, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện ý tưởng giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt được mục tiêu cụ thể, triển khai kế hoạch, giao tiếp với nhân viên đảm bảo rằng các thành viên đều nắm được mình đang làm gì, mục đích công việc, những thay đổi nào trong quá trình làm việc.

Luôn là người giữ lửa, truyền động lực làm việc cho cấp dưới, định hướng sẵn lộ trình làm việc từ những buổi đào tạo đầu tiên. Tạo ra sự liên kết giữa nhóm nhân viên này với nhóm nhân viên khác, tổ chức họp mặt, đánh giá công việc hàng tuần nhằm khắc phục thiếu sót và phát huy điểm mạnh.

Quản lý các hoạt động liên quan đến sản phẩm: Phổ biến các thông tin về sản phẩm cho nhân viên của bạn, cập nhật, phân tích các tính năng mới nhất của sản phẩm tương đương với sản phẩm công ty bạn hiện nay, xác định thời gian, lộ trình áp dụng tính năng mới. Nên chia sẻ với nhóm của mình về các dự định của bạn nhằm nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ, phản hồi từ các thành viên khác, điều này sẽ giúp bạn có một ý tưởng hoàn chỉnh hơn. Đồng thời phát hiện và tận dụng những ưu điểm trong dự án của bạn để việc thực hiện đạt hiệu quả hơn.

Nhóm chỉ làm việc hiệu quả khi mọi người trong nhóm đều có sự tôn trọng lẫn nhau, có quyền lực nhất định đối với việc đóng góp ý kiến và đề xuất ý tưởng. Một product manager giỏi là người có thể dung hòa mọi xung đột giữa các thành viên trong nhóm, đảm bảo môi trường làm việc mang tính công bằng, hợp tác cùng phát triển. Tránh trường hợp nhân viên chỉ làm việc theo mệnh lệnh, không có ý kiến riêng hoặc làm việc một cách mù quáng mà không biết mình đang làm gì với mục đích gì.

  • Đối với công ty

Giám đốc sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty, giúp nhân viên thấy được họ đang phấn đấu làm việc vì mục đích chung đó, để họ cảm thấy mình là một thành viên quan trọng, góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển cho công ty.

Product manager cần thiết lập các điều kiện cụ thể cho sản phẩm trước khi ra mắt khách hàng, cần có sự đánh đổi khó khăn, ưu tiên cho việc ra mắt sản phẩm.

  • Đối với người tiêu dùng

Đảm bảo lợi ích của người sử dụng được ưu tiên hàng đầu, điều đó bắt buộc bạn phải am hiểu những khó khăn, yêu cầu của người sử dụng; sản phẩm bạn cung cấp mang lại giá trị gì cho người dùng và giá trị đó có thật sự cần thiết; lắng nghe, tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng, các buổi gặp gỡ với người tiêu dùng,…

  • Tìm việc Product manager ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy thông tin tuyển dụng product manager rất nhiều trên internet thông qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo, các trang web tìm việc nhanh như timviec24h.com, mywork,…nhưng bạn không biết rằng những thông tin đó có đáng tin không. Dưới đây là 2 trang web đáng tin cậy mà chúng tôi biết được, đảm bảo thông tin chính xác, tìm việc nhanh chóng, phù hợp.

  • Trên Careerlink

3.1.1 Giới thiệu chung

Careerlink được quản lý và phát triển bởi công ty TNHH CareerLink đang top đầu bảng xếp hạng google khi search từ khóa : Viet nam work , tìm việc làm.

Careerlink bao gồm 2 nhóm chính: người tuyển dụng và người tìm việc

Nhà tuyển dụng: là các cá nhân, công ty, tổ chức đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên.

Người tìm việc: là người lao động đang có nhu cầu tìm việc, truy cập vào careerlink để tìm kiếm thông tin tuyển dụng.

Điều kiện để trở thành thành viên của careerlink là: khai báo các thông tin của cá nhân cần thiết khi đăng ký, những thông tin đó cần được bộ phận admin careerlink xác thực thì người đăng ký chính thức trở thành thành viên và được truy cập sử dụng dịch vụ của careerlink.

Quyền của thành viên: được tạo một tài khoản mới để sử dụng, được đăng thông tin tuyển dụng cũng như được tìm kiếm công việc.

3.1.2 Quy trình giao dịch

Nhà tuyển dụng và ứng viên cần chuẩn bị cho mình hồ sơ theo yêu cầu, sau đó đăng bài lên website bằng tài khoản đã lập trước đây của mình, nội dung của phần đăng tuyển hay tìm kiếm việc sẽ được xếp theo loại hình công việc mà bạn đã chọn.

3.1.3 Hình thức giao nhận

Sau khi đăng tải thông tin lên careerlink, nhà tuyển dụng và người tìm việc kết nối với nhau thông qua các hình thức liên lạc và nếu cả hai bên đáp ứng yêu cầu của nhau thì công ty tuyển dụng sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn.

3.1.4 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại

Careerlink yêu cầu mọi thông tin đăng ký tài khoản chính xác, cũng như thông tin về công việc cần trung thực, chi tiết, rõ ràng, không lừa đảo. Mọi hành vi gian lận sẽ bị lên án và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa người tuyển dụng và người tìm việc, người tuyển dụng cần cung cấp đầy đủ giấy tờ, thông tin liên quan đến mâu thuẫn cho careerlink, careerlink sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến người tìm việc hay tuyển dụng khi được yêu cầu từ một trong hai phía.

  • Vietcv.io

Vietcv.io là một trang web giúp người sử dụng trình bày, tạo CV, giới thiệu và chia sẻ CV của mình. Trang web tuyển dụng việc làm này cũng có ý nghĩa cung cấp kinh nghiệm tạo lập CV cho các bạn trẻ, tăng khả năng tiếp cận với nhà tuyển dụng.

  • Cơ chế hoạt động

Mỗi một người dùng sẽ sở hữu một page riêng biệt sau khi tạo lập xong CV và chọn chế độ “công khai”. CV của bạn sẽ nằm ở một đường link riêng.

Bạn có thể chỉnh sửa Page theo tùy ý thích của bạn như:

Chỉnh sửa font nền: Màu sắc font nền cũng thể hiện phần nào tính cách con người bạn.

Chỉnh sửa quyền riêng tư: Hãy cẩn thận quyết định xem người đọc có thể nhìn thấy thông tin cá nhân của bạn không như email, số điện thoại, link facebook, địa chỉ…

Chỉnh sửa đường dẫn: Bạn cần để tên URL sao cho thật chuyên nghiệp, gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Không nên để tên quá dài, quá nhiều thông tin không cần thiết, nên sử dụng các từ khóa hay được mọi người tìm kiếm để đặt tên nhằm đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ tìm ra bạn đầu tiên.

  • Ưu điểm của Vietcv.io

Cải tiến CV, giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật hơn

Giúp nhà tuyển dụng tìm thấy bạn nhanh chóng

Là giải pháp tốt nhất để chia sẻ CV

Hỗ trợ xây dựng hình ảnh cá nhân

Tự do thể hiện sở thích bản thân và sáng tạo: Ở vietcv.io bạn có thể tự do sáng tạo kiểu CV mà bạn muốn, lựa chọn màu sắc nhằm thể hiện rõ sở thích cá nhân,…

Product manager có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển công ty, vì vậy bạn cần nắm rõ được product manager là gì, trách nhiệm và vai trò như thế nào để làm tốt công việc nhằm thúc đẩy công ty đi lên và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tự học là gì? Phương pháp tự học hiệu quả

Tự học là một trong những điều quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người. Bạn không thể nâng cao khả năng, kinh nghiệm của mình nếu không tự học thêm ở nhà. Thế nhưng có không ít bạn không biết phương pháp tự học như thế nào cho hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được tự học là gì? Phương pháp tự học hiệu quả. Cùng tham khảo nhé.

Tự học là gì?

Tự học là việc chúng ta dựa vào bản thân mình tìm tòi thông tin, kiến thức trên sách vở để tăng thêm tri thức cho bản thân mà không dựa vào sự giúp đỡ của một người hay phương tiện nào khác. Tự học tức bạn sẽ tự lên phương pháp học cho mình, tự nghiên cứu cách thực hiện, tự tư duy và tự hiểu theo cách của bạn.

Bạn sẽ chủ động trong mọi việc và lấy bản thân mình làm trung tâm. Chính vì thế, bạn sẽ quyết định được khối lượng kiến thức mình muốn học, thời gian học, tốc độ tiếp thu cũng như lĩnh vực muốn học là gì.

Nếu bạn không muốn thời gian tự học của mình trở nên vô nghĩa vì đi sai hướng, hiểu sai nội dung hay học không hiệu quả, thì bạn cần tìm ra được cho mình phương pháp học phù hợp. Phần tiếp theo sẽ giúp bạn!

Phương pháp tự học hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu tự học là gì? Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được phương pháp tự học hiệu quả với những gợi ý sau đây:

Điều quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ trong việc tự học chính là ý thức của bản thân. Nếu bạn không có ý thức tự học cao, thì dù có bất kỳ phương pháp nào đi chăng nữa, nó cũng không thể khiến bạn thành công. Bởi vì, tự học sẽ không có ai ở bên cạnh nhắc nhở bạn, thúc đẩy bạn phải học cái này, bạn phải học cái kia, mà hoàn toàn là do sự tự ý thức của mình.

Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn cho mình một góc học tập yêu thích, chỉ khi bạn cảm thấy thoải mái với vị trí đó, bạn mới tập trung toàn bộ tinh thần cho việc học. Giờ giấc học cũng rất quan trọng, bạn cần biết bản thân học vào giờ nào là hiệu quả nhất. Bởi vì có người học vào lúc sáng sớm, nhưng có người lại vào lúc đêm muộn. Chỉ bạn mới thực sự hiểu con người của bạn, hơn bất kỳ lời khuyên sáo rỗng nào.

Khám phá bản thân có điểm mạnh và điểm yếu nào để phát huy điểm mạnh của mình vào trong việc học. Ví dụ bạn yêu thích xem phim, vậy có thể kết hợp xem phim nước ngoài để học tiếng Anh chẳng hạn.

Lựa chọn học những lĩnh vực mà bản thân đam mê cũng sẽ giúp bạn học tập được tốt hơn. Bởi vì nếu việc học trở nên gượng ép thì chắc chắn nó cũng không thể tiến bộ hơn. Ngược lại, khi bạn có đam mê với một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ biết cách biến việc học trở nên thú vị hơn.

Tạo niềm vui cho việc học của mình bằng cách lồng ghép vào các trò chơi hàng ngày. Đây được xem là cách tự học mang lại kết quả rất khả cao. Lúc này, kiến thức khi thực hành thực tế sẽ được tiếp thu nhanh chóng và ghi nhớ vào bộ não của bạn.

Học với bất kỳ ai mà bạn yêu thích. Việc tự học sẽ thú vị hơn khi bạn tìm được người đồng hành. Cùng giúp nhau dò bài, cùng chơi hay tụ tập ăn uống sẽ khiến thời gian tự học trôi qua nhanh chóng trong niềm vui của mỗi người.

Kỷ luật thép với bản thân. Có ý thức nhưng không có kỷ luật cũng không thể khiến bạn tiến bộ bằng cách tự học được. Bạn phải đảm bảo không có chuyện việc hôm nay để lại ngày mai. Đã lên kế hoạch thì cần được thực hiện nghiêm túc.

Cuối cùng, bạn cần lên kế hoạch tự học rõ ràng cho bản thân. Nếu không thể lên kế hoạch cho tuần, tháng thì bạn cũng nên có kế hoạch học tập từng ngày. Đây là điều cơ bản làm nên sự thành công trong việc tự học đấy nhé.

Việc tìm hiểu tự học là gì cũng như những gợi ý giúp bạn có được phương pháp tự học hiệu quả trên đây mong rằng giúp bạn đạt được thành công do bản thân mình đề ra. Kiến thức là vô hạn, bạn không thể đảm bảo tiếp thu đủ kiến thức chỉ với khoảng thời gian trên lớp mà cần phải tự học tại nhà mới có thể đuổi kịp sự phát triển của mọi người.

Chuyên viên tuyển dụng là gì? Mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng

Nhân sự hiện nay là nghề được nhiều người lựa chọn. Trong đó không thể không kể đến vị trí chuyên viên tuyển dụng. Là một phần của bộ phận nhân sự, chuyên viên tuyển dụng thu hút một lượng lớn các bạn trẻ muốn ứng tuyển. Vậy bạn có biết chuyên viên tuyển dụng là gì? Cũng như bảng mô tả công việc của vị trí chuyên viên tuyển dụng?

Chuyên viên tuyển dụng là gì?

Chuyên viên tuyển dụng là vị trí trực thuộc bộ phận nhân sự, có nhiệm vụ chính là tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra. Đó là những công việc tìm kiếm, thu hút và lựa chọn giữa các ứng viên nhằm tìm ra được người phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng.

Nhiệm vụ của chuyên viên tuyển dụng không chỉ dừng lại ở việc đăng thông báo, nhận hồ sơ và phỏng vấn lựa chọn ứng viên. Mà đó là cả một quá trình lâu dài từ việc xác định nhu cầu, lên kế hoạch tuyển dụng đến thực hiện sao cho tốt nhất. Ngoài ra, tuyển dụng còn là bộ phận giải quyết các vấn đề phát sinh của người lao động cũng như đây là bộ phận có nhiệm vụ thanh lý hợp đồng với những nhân viên nghỉ việc.

Công việc tuyển dụng được đánh giá là hoàn thành khi tìm được những nhân viên có tố chất đáp ứng yêu cầu công việc, ngoài ra, họ phải có được sự trung thành, nhiệt huyết với công việc, với công ty. Khi đó, hoạt động tuyển dụng mới được xem là thành công.

Mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng

Sau khi tìm hiểu chuyên viên tuyển dụng là gì, chúng ta sẽ biết được chức năng chính của chuyên viên tuyển dụng là tìm ra được nhân viên phù hợp với vị trí mà công ty đang cần. Theo đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, những công việc cụ thể của chuyên viên tuyển dụng có thể được kể đến như:

  1. Lên kế hoạch tuyển dụng

Trong phần này, chuyên viên tuyển dụng sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ:

Đầu tiên là gửi bảng thông báo đến các bộ phận, phòng ban trong công ty về việc lên kế hoạch tuyển dụng cho bộ phận, phòng ban của mình.

Sau khi nhận được bảng kế hoạch tuyển dụng của các bộ phận, phòng ban, chuyên viên tuyển dụng sẽ lập bảng nhu cầu tuyển dụng và gửi lên Ban lãnh đạo xét duyệt thông qua. Trong đó phải thể hiện được vị trí tuyển dụng, số lượng nhân sự và yêu cầu cụ thể cho từng vị trí.

Từ bảng nhu cầu tuyển dụng đó lên kế hoạch tuyển dụng cho tháng, quý, năm gồm vị trí tuyển dụng, số lượng, yêu cầu và kinh phí dự trù. Sau đó đưa Ban lãnh đạo xét duyệt.

  • Thực hiện kế hoạch tuyển dụng

Sau khi đã có được bảng kế hoạch, chuyên viên tuyển dụng sẽ thực hiện công tác tuyển dụng phù hợp với bảng kế hoạch đã đề ra. Bao gồm những công việc như:

Lên thông báo tuyển dụng cho từng vị trí và đăng lên các phương tiện truyền thông phù hợp, ví dụ như website tuyển dụng, website công ty, fanpage công ty, fanpage tuyển dụng, …

Tiếp nhận hồ sơ của ứng viên và tiến hành phân loại những hồ sơ đạt yêu cầu cũng như chưa đạt.

Thông báo đến những ứng viên đạt yêu cầu về kết quả, lịch phỏng vấn cũng như những lưu ý khác.

Lên kế hoạch phỏng vấn và gửi đến các bộ phận, phòng ban có liên quan. Tổ chức phỏng vấn: Chuẩn bị phòng, hồ sơ ứng viên, bài kiểm tra và các dụng cụ, thiết bị cần thiết khác.

  • Tiếp nhận nhân viên mới và đánh giá kết quả thử việc

Sau khi trải qua quá trình phỏng vấn, với những ứng viên đạt yêu cầu, chuyên viên tuyển dụng có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ để hoàn thiện giấy tờ, thủ tục cần thiết. Đồng thời gửi thông báo đến ứng viên về kết quả tuyển dụng cũng như kế hoạch bổ sung giấy tờ.

Kết hợp cùng người phụ trách đào tạo nhân viên tổ chức đào tạo cho nhân viên mới. Giúp họ nắm được những quy định, nội quy cũng như nghĩa vụ, quyền lợi của nhân viên trong công ty.

Theo dõi quá trình thử việc của nhân viên mới. Đề nghị bộ phận, phòng ban gửi bảng đánh giá kết quả thử việc của nhân viên mới.

Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với nhân viên đạt tiêu chuẩn sau thời gian thử việc.

Với những nội dung được đề cập trên đây, hy vọng bạn đã nắm được chuyên viên tuyển dụng là gì cũng như công việc của một chuyên viên tuyển dụng gồm những gì. Từ đó xác định xem bản thân có phù hợp với công việc này hay không cũng như kế hoạch rèn luyện để ứng tuyển vị trí này.

Ngành kế toán thi khối nào? Trường đại học nào có tuyển sinh ngành kế toán

Bởi vì bất kỳ công ty nào cũng cần phải có kế toán, chính vì thế mà đây là ngành nghề mang đến cơ hội việc làm rất cao cho các bạn trẻ. Và nếu bạn muốn đi theo lĩnh vực này, thì đầu tiên, bạn cần phải biết ngành kế toán thi khối nào? Cũng như tìm hiểu hiện nay có những trường đại học nào có tuyển sinh ngành này. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé.

Cơ hội việc làm với ngành kế toán

Trước khi tìm hiểu ngành kế toán thi khối nào, chúng ta cùng tham khảo xem cơ hội việc làm của ngành này như thế nào nhé.

Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Từ các đơn vị cá nhân đến tập đoàn hay cơ quan nhà nước đều cần có kế toán. Chính điều này khiến cơ hội tìm được việc làm của các bạn theo đuổi lĩnh vực kế toán là rất cao.

Những vị trí cần các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có thể kể đến như nhân viên bộ phận kế toán, thủ quỹ, thu ngân, kiểm toán viên, giao dịch viên,… Tùy thuộc vào nhu cầu, kinh nghiệm, khả năng của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn vị trí công việc phù hợp.

Ngành kế toán thi khối nào?

Hiện nay, theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì kỳ thi tuyển sinh Đại học đã được lược bỏ, theo đó thay bằng hình thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia. Các bạn học sinh sẽ thi 3 môn cố định cùng 3 môn tùy chọn sao cho phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển ngành nghề của Trường Đại học bạn muốn đăng ký.

Hiện nay, ngành kế toán sẽ thực hiện xét tuyển những tổ hợp môn cụ thể có thể kể đến như sau:

A00 bao gồm 3 môn: Toán, Lý, Hóa.
A01 bao gồm 3 môn: Toán, Lý, Anh.
D01 bao gồm 3 môn: Toán, Văn, Anh.
C01 bao gồm 3 môn: Toán, Văn, Lý.
A02 bao gồm 3 môn: Toán – Văn – Lý.

Tuy nhiên, tùy vào Quy chế riêng của mỗi trường mà tổ hợp môn xét tuyển cũng vì thế mà không giống nhau. Có trường sẽ có tất cả các tổ hợp trên, những cũng có trường chỉ có 2 đến 3 tổ hợp để xét tuyển. Cho nên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin tuyển sinh của mỗi trường, để có được sự chuẩn bị và lựa chọn đúng đắn nhất.

Nên lựa chọn trường Đại học nào để theo học ngành kế toán?

Hiện nay, hầu như bất kỳ trường đào tạo các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đều có mở Ngành Kế toán để đào tạo. Cho nên, bạn có thể dễ dàng đưa ra sự lựa chọn tùy thuộc vào tiêu chí của bản thân. Dưới đây là một số trường Đại học nổi tiếng trên cả nước để bạn có thể tham khảo cho bản thân:

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Nói đến các ngành kinh tế chắc chắn không thể bỏ qua ngôi trường Đại học này. Trường đào tạo tất cả các ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vì thế, lựa chọn học kế toán tại đây sẽ giúp bạn học được những kiến thức cần thiết cho quá trình làm việc về sau.

Học viên Ngân hàng: Là một trường đại học nổi tiếng ở phía Bắc, cũng như có phân viên tại Bắc Ninh và Phú Yên. Các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng là thế mạnh của trường. Đây cũng là một trong những trường đào tạo Kế toán nổi tiếng của cả nước. Cho nên, nếu bạn ở khu vực phía Bắc có thể tham khảo trường này nhé.

Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Nói đến kinh tế không thể bỏ qua trường này, là một trong những trường đào tạo lĩnh vực kinh tế nổi tiếng của cả nước và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Số lượng sinh viên lựa chọn học Kế toán tại đây lên đến hàng ngàn sinh viên. Cho nên, đừng bỏ qua trường này nếu bạn muốn học Kế toán nhé.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn biết được ngành kế toán thi khối nào cũng như một số trường Đại học nổi tiếng về đào tạo kế toán. Hy vọng có thể giúp bạn các sinh viên cũng như quý phụ huynh có được thông tin bổ ích cho đợt tuyển sinh sắp tới.

Headhunter là gì? Những điều mà bạn cần biết về headhunter

Đối với những ai làm công việc tuyển dụng nhân sự thì chắc chắn không còn xa lạ gì về thuật ngữ headhunter. Tuy nhiên, đối với những người lao động bình thường không làm trong lĩnh vực nhân sự rất khó để họ hình dung được về cụm từ headhunter. Vậy headhunter là gì?

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển công việc kinh doanh của mình cũng cần có một bộ phận nhân sự có chuyên môn và khả năng nhất định. Tuy nhiên, với thị trường lao động đang ngày càng mở rộng như hiện nay, việc tìm kiếm được nguồn nhân sự chất lượng và có kinh nghiệm vào làm việc đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp là một điều vô cùng khó khăn. Chính vì thế, sự xuất hiện của headhunter đã giúp đỡ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong vấn đề này.

Vậy thật ra headhunter là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy trong quá trình cung cấp nhân sự cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến headhunter nhé!

Headhunter là gì?

Headhunter chính là dịch vụ “săn đầu người” là các đơn vị chuyên cung cấp và triển khai các giải pháp về lĩnh vực nhân sự. Nhiệm vụ của headhunter đó chính là tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp đưa ra. Hay nói cách khác headhunter là một ngành nghề chuyên đảm nhận công việc tìm kiếm và tuyển dụng, săn đón “nhân tài” theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Người đảm nhận công việc này được gọi là headhunter.

Những vấn đề liên quan đến nghề headhunter

Thông thường các doanh nghiệp thường làm việc với các headhunter dưới hình thức dịch vụ bên thứ 3. Chính xác thì bạn có thể hiểu headhunter chính là người mâu giới tuyển dụng.

Các headhunter giúp rất nhiều doanh nghiệp và ứng viên cần tìm việc làm tại Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận

Vậy bạn có thắc mắc tại sao doanh nghiệp không trực tiếp tuyển dụng nhân sự mà lại cần một bên mâu giới thứ 3 như headhunter hay không?

Đối với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ thì, cơ cấu nhân sự chưa thật sự hoàn thiện, họ chưa có một bộ phận nhân sự phụ trách mảng tuyển dụng một cách chính thống vì vậy họ cần kết hợp với một bên thứ 3 là headhunter để nhờ họ hỗ trợ công việc tìm kiếm nhân sự để họ có thể hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhận sự doanh nghiệp mình Còn đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn họ sẽ hợp tác với headhunter để giúp họ tuyển dụng những vị trí nhân sự cấp cao mà không cần quảng bá rộng rãi vị trí mà doanh nghiệp đang cần tuyển hoặc họ không thể chủ động tìm kiếm được những người phù hợp.

Bên cạnh đó, không phải ứng viên tiềm năng nào cũng muốn đăng tuyển thông tin của mình lên các trang web tuyển dụng một cách đại trà để xin việc khi họ đã có kinh nghiệm và năng lực làm việc lâu dài. Họ lại càng không muốn nộp hồ sơ xin việc của mình vào nhiều công ty khác nhau để những công ty không đủ tầm tuyển dụng mình. Họ chỉ thật sự muốn ứng tuyển khi đã tìm hiểu về công ty doanh nghiệp mà họ cảm thấy phù hợp với mình.

Mặc dù, nhiều doanh nghiệp đều có bộ phận nhân sự, tuy nhiên sự hạn chế của những nhân viên trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp không đủ tầm cũng như hạn chế về mối quan hệ với những ứng viên cấp cao sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng những nhân viên cấp cao như mong muốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần headhunter để đảm nhận khâu tìm kiếm nhân tài cho họ một cách chuyên nghiệp nhất.

Đối với những ngành nhà hàng – khách sạn hay tài chính, ngân hàng những vị trí quản lý cấp cao như General Manager, CEO, Giám đốc bộ phận nhân sự hay Giám đốc tài chính luôn là những vị trí rất khó tìm được những nhân tài đảm nhận. Bởi vì, những vị trí này được xem là những người chủ chốt, là bộ phận đầu não lãnh đạo công ty doanh nghiệp. Vì thế, để tìm kiếm được những người vừa có đủ năng lực cũng như tâm huyết để đảm nhận tốt vị trí này chúng ta phải cần sự giúp đỡ của headhunter để làm nhiệm vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao cho doanh nghiệp.

Kết luận

Với những gì mà bài viết đã chia sẻ, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về công việc của headhunter là gì? Và qua đó biết thêm được một ngành nghề, một thuật ngữ về lĩnh vực nhân sự đang rất hot trên thị trường hiện nay.

Thư từ chối nhận việc nên viết như thế nào?

Tìm được một công việc lý tưởng đúng với chuyên môn là điều mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù đã tìm được công việc nhưng vì môi trường làm việc không phù hợp khiến nhiều người không muốn chấp nhận làm công việc đó. Vậy để đưa ra câu trả lời nhanh chóng cho công ty bạn nên viết một bức thư từ chối nhận việc một cách khéo léo.

Nếu bạn đã cảm nhận được bản thân không phù hợp với môi trường công việc sắp tới, tốt nhất bạn nên đưa ra một lý do rõ ràng để gửi đến công ty trước khi vào làm việc chính thức. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nếu bạn không thực hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của công ty, bạn nên thông báo sớm để công ty có thời gian tìm kiếm ứng viên khác phù hợp hơn. Nhưng bạn đang gặp phải một khó khăn khi không biết phải làm như thế nào để viết một bức thư từ chối nhận việc vừa khéo léo và còn nhận được sự đánh giá tốt từ công ty hay nhà tuyển dụng.

Đừng lo lắng, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết một bức thư từ chối nhận việc phù hợp nhất, với những nội dung cụ thể và cách thức trình bày hợp lý nhất.

1. Thời gian

Thời gian ở đây bao gồm thời gian viết thư và gửi thư từ chối nhận việc, thông thường sau những buổi phỏng vấn tuyển chọn nhân sự ,nhà tuyển dụng thường gửi thư phản hồi cho ứng viên trong vòng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, sau khi bạn nhận được thư trúng tuyển vào công ty và được đưa ra lời đề nghị về ngày làm việc chính thức cách đó 1 hay 2 ngày.

Lúc này, bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng và tiến hành gửi thư từ chối trong khoảng 24h sau khi nhận được thông báo trúng tuyển. Khoảng thời này, là thời điểm thích hợp để nhà tuyển dụng tìm kiếm một ứng viên thay thế.

2. Nội dung

Nội dung bức thư trước tiên cần đảm bảo đầy đủ thông tin của bạn, vị trí ứng tuyển và ghi rõ bạn đã nhận thông báo trúng tuyển khi nào để phía doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng có thể lọc danh sách dễ dàng. Tiếp theo, là phần nội dung chính của bức thư bạn nên đi thẳng vào vấn đề về lý do vì sao bạn không nhận công việc này, lưu ý nội dung cần ngắn gọn súc tích và cụ thể. Bạn chỉ cần đưa ra một đến hai lý do chính, đừng ghi quá nhiều lý do sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu và có cảm giác bạn đang biện minh cho sự việc từ chối công việc này hơn.

Bạn nên thể hiện rằng bản thân rất muốn nhận lấy công việc này, tuy nhiên vì một số lý do mà bạn không thể chấp nhận và làm tốt công việc đó trong thời điểm này, hãy thể hiện sự luyến tiếc khi tụt mất cơ hội này. Ngoài ra, bạn nên gửi lời cảm ơn họ đã tạo điều kiện cho bạn được làm việc tại công ty, đồng thời nói lên mong muốn hợp tác với họ trong tương lai, cuối cùng là lời chào và lời cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng hay đại diện doanh nghiệp.

3. Giới thiệu một ứng cử viên khác

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể giới thiệu đến họ một ứng cử viên khác cũng có năng lực và khả năng phù hợp với môi trường tại công ty họ. Chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tích cực thái độ chân thành và tinh thần tích cực này của bạn. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao hành động đẹp của bạn khi nhận được thư từ chối công việc.

4. Mẫu thư xin từ chối công việc tham khảo

Tiêu đề thư ghi rõ: Thư mời phỏng vấn – Vị trí – Tên ứng viên

Kính gửi/ Dear…  (Tên người nhận, hay người chịu trách nhiệm phỏng vấn, liên hệ với bạn)

Tôi tên là:………………………..

Tôi rất vui vì nhận được thông báo trúng tuyển buổi phỏng vấn vừa quan của Quý công ty với vị trí nhân viên…..vào ngày … tháng….năm…

Đây thành thật là một điều rất vinh dự cho tôi tuy nhiên, tôi rất tiệc khi phải thông báo với các vị rằng tôi không thể chấp nhận vị trí này với lý do………..

Tôi thành thật xin lỗi vì vấn đề này đã khiến các vị mất thời gian nhất định, nhưng với vị trí và yêu cầu công việc hiện tại của Quý công ty, tôi nhận thấy ứng viên….(tên của ứng viên mà bạn định giới thiệu) rất phù hợp với vị trí mà công  ty đang tìm kiếm. Anh chị có thể liên hệ với …. (tên người giới thiệu) thông qua email hay số điện thoại….

Mong rằng, công ty có thể tìm kiếm được ứng viên mới phù hơp hơn và hy vọng rằng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác ở một dịp khác.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty đã dành cho tôi một cơ hội làm việc tuyệt vời như thế này.

Trân trọng.

Mong rằng, với nhưng gì bài viết này chia sẻ bạn đã có thể viết một bức thư từ chối công việc chuẩn nhất. Hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một công việc phù hợp với mình trong tương lai, hãy yên tâm vì nếu bạn là người có năng lực thật sự thì sẽ có rất nhiều cơ hội dành cho bạn.

Giới thiệu bản thân bản thân khi phỏng vấn như thế nào là phù hợp?

Trong tất cả những buổi phỏng vấn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, chắc chắn câu hỏi đầu tiên được đặt ra đó chính là: “Bạn hãy nói đôi nét về bản thân mình”. Mặc dù đây là một câu hỏi vô cùng quen thuộc, thế nhưng rất nhiều người thường mắc một số lỗi cơ bản trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Vậy làm thế nào để bạn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp?

Chắc chắn, khi nghe được lời đề nghị giới thiệu về bản thân, bạn sẽ cảm thấy đây là một câu hỏi vô cùng dễ dàng. Vì chẳng có điều gì đơn giản bằng việc nói về bản thân mình cả, tuy nhiên bạn nên nhớ rằng đây là một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào những gì bạn nói và đưa ra một quyết định ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Chính vì vậy, đừng xem thường những câu hỏi đơn giản mở đầu như thế này, vì nó sẽ mang sự quyết định rất lớn đến ấn tượng và sự đánh giá của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

Do đó, đừng quá tự tin mà vấp phải những sai lầm nhất định. Việc này không hề đơn giản chỉ cần học thuộc lòng cả bản sơ yếu lý lịch là được. Bạn cần nói nhiều hơn thế, đặc biệt là nói những gì liên quan đến công việc chứ không phỉa nói những điều thuộc về riêng bạn, những điều đó chính là:

1. Nói về hiện tại

Sau khi giới thiệu về tên tuổi và quê quán của bản thân, điều tiếp theo bạn cần làm đó chính là nói về bản thân ngay thời điểm hiện tại. Bạn là ai, bạn đang học chuyên ngành gì và hiện tại bạn đang mong muốn điều gì, bạn đang lên kế hoạch như thế nào cho điều đó?

Tất tần tật những gì liên quan đến bạn của hiện tại nên được trình bày đầu tiên nhưng hãy đảm bảo nó thật ngắn gọn và súc tích dễ hiểu. Đồng thời, bạn nên giữ một thái độ bình tĩnh cũng như sự tự tin nhất định khi nói về mình những phút đầu tiên. Vì nó là yếu tố rất quan trọng để người nghe cảm thấy hứng thú với những gì bạn nói và tiếp tục lắng nghe câu chuyện của bạn.

2. Nói về quá khứ

Nói về quá khứ không có nghĩa là bạn phải nói toàn những điều xa xưa theo từng cấp học, mà nói nói về quá khứ chính là lúc bạn nói về những thành tích và kinh nghiệm của bản thân đã đạt được trong suốt thời gian học tập và rèn luyện trước khi ngồn vào bàn phỏng vấn này. Đây chính là thời điểm bạn chứng tỏ năng lực của bản thân với nhà tuyển dụng về những thành tích giá trị bạn đã đạt được trong quãng thời gian học tập và những kiến thức có được từ việc va chạm với những môi trường làm việc thực tế bên ngoài.

3. Nói về tương lai

Tương lai ở đây chính là những mục tiêu và dự định của bạn mong muốn sẽ đạt được từ 3 đến 5 năm tới. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những định hướng mà bạn đặt ra cho bản thân để xem xét bạn có phải là ứng viên thích hợp với vị trí mà học đang tuyển dụng hay không. Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có những tiêu chí phát triển riêng, thế nên khi mục tiêu sự nghiệp của bạn không phù hợp với tiêu chí phát triển lâu dài của họ, thì bạn sẽ không nhận được công việc này.

4. Điểm mạnh của bản thân

Thật là thiếu sót nếu bạn quên đi phần giới thiệu về những khía cạnh nổi trội của mình với nhà tuyển dụng. Một số điểm mạnh trong công việc mà bạn có thể kể ra để lấy điểm với nhà tuyển dụng, ví dụ như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức cũng như khả năng tư duy phân tích vấn đề,…

Tuy nhiên, bạn cũng không nên liệt kê quá nhiều những điểm mạnh của bản thân quá nhiều, vì nó sẽ khiến người nghe có cảm giác bạn đại thể hiện điểm mạnh của bản thân một cách đại trà, không tạo nên sự tin tưởng và chuyên nghiệp nhất định. Tốt nhất bạn nên kể ra 1 đến 3 điểm mạnh nổi trội nhất mà bạn có và đã ứng dụng thường xuyên để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn tốt hơn.

5. Điểm yếu của bản thân

Nếu đã có điểm mạnh, bạn không thể quên nói về điểm yếu của mình. Bất kỳ ai cũng có những điểm yếu nhất định, mặc dù vậy bạn cũng không nên nói quá nhiều điểm yếu mà của bản thân sẽ khiến người khác đánh giá bạn là người không có năng lực. Nếu khéo léo hơn bạn có thể vận dụng điểm yếu chuyển sang điểm mạnh một cách phù hợp sẽ giúp bạn ghi điểm rất lớn với nhà tuyển dụng.

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn vẫn tưởng đơn giản nhưng thật ra phức tạp hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Vì vậy, mong rằng sau khi đọc qua được bài viết này bạn đã có những góc nhìn mới về cách giới thiệu về bản thân mình trong buổi phỏng vấn với những nội dung có trình tự và thể hiện được điểm nhấn của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Chúc bạn thành công!

Hàng nghìn người lao động dự định tìm kiếm một công việc mới

Hàng nghìn người lao động dự định tìm kiếm một công việc mới trong hè năm 2019 – Vậy CV nên được tạo lập như thế nào để nổi bật?

Nếu bạn đang thuộc đối tượng lao động có nhu cầu tìm việc làm vào hè năm nay, thì bạn sẽ cần biết phải  viết CV xin việc như thế nào là hợp lý và hoàn hảo.

Đó là một bước đầu tiên mà nhiều người tìm việc làm trong chúng ta buộc phải dành thời gian để nghiên cứu, nhằm diễn đạt về thông tin cá nhân, trình độ học vấn, cũng như kỹ năng mà chúng ta đã gặt hái được trong suốt thời gian vừa qua của tuổi thanh xuân.

Bên cạnh đó, người tìm việc làm cũng cần phải biết cách điều chỉnh cách viết CV xin việc sao cho đúng định dạng một cách trang trọng và chuyên nghiệp nhất có thể.

Bạn nên biết rằng một CV hoàn hảo là một CV tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho đơn vị tuyển dụng và thuyết phục được họ lựa chọn bạn vào vị trí mà họ đang tuyển dụng.

Đây chính là cơ hội để thể hiện tài năng của bạn và thu hút các nhà tuyển dụng chọn hồ sơ của bạn.

Và hôm nay, hãy cùng chúng tôi tham khảo một công thức ngắn gọn giúp bạn viết CV xin việc một cách tốt nhất:

Xác định độ dài phù hợp trước khi viết CV chính thức

Người tuyển dụng sẽ không đủ kiên nhẫn để có thể đọc một bản CV dài thênh thang của bạn, vì thông thường họ chỉ dành vài giây ngắn ngủi để lướt qua CV của bạn. Do vậy, hãy tóm tắt nội dung mà bạn muốn truyền tải trong vỏn vẹn một trang giấy A4. Tuy nhiên, bẹn nên viết CV sao cho bao hàm hết tất cả các điểm mạnh của bạn để nhà tuyển dụng có thể nhớ đến bạn.

Bố cục đơn giản nhưng mang đậm phong cách nghề nghiệp của riêng bạn

Người tuyển dụng thường không quan tâm cho lắm đến các CV có thiết kế quá phức tạp hoặc cầu kỳ. Họ đã quen với việc tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách dễ dàng, vì vậy thiết kế đơn giản mang đậm phong cách ngành nghề, đồng thời xoáy vào đúng những yếu tố mà họ cần sẽ mang lại lợi thế lớn cho bạn.

Nói với họ những gì họ cần biết

Bạn nên hiểu rõ rằng CV cũng giống như một bức ảnh chụp nhanh tất cả mọi thứ mà nhà tuyển dụng cần biết về bạn: thông tin liên hệ của bạn, tóm tắt chuyên môn và công việc gần đây nhất của bạn, kỹ năng và thành tích cá nhân mà bạn đã đạt được. Vì vậy, hãy biết cách chọn lọc thông tin và nói lên những gì mà bạn muốn chia sẻ với họ qua CV.

Tùy chỉnh CV cho từng vị trí công việc

Chỉ gửi một bản CV chung cho tất cả các vị trí công việc khác nhau sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng thất nghiệp dài hạn, do không nhận được lời mời phỏng vấn.

Vì thế, hãy điều chỉnh lại CV của mình cho từng công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Tham khảo kỹ mô tả công việc của từng vị trí công việc để có thể chỉnh sửa CV một cách hợp lý nhất. Hãy thể hiện CV một cách tinh tế theo các yêu cầu mà đơn vị tuyển dụng đề ra.

Gọi tên các kỹ năng của bạn

Bạn nên tự xác định được bạn đang sở hữu những kỹ năng gì. Từ đó, gọi tên nó và liệt kê vào CV xin việc của mình sao cho phù hợp với ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Nó phải là một danh sách ngắn gọn, nhưng thể hiện hết các giá trị và năng lực làm việc của bạn trong ngành. Tránh bổ sung những kỹ năng không liên quan khiến phần nội dung này bị quá tải, cũng như khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bối rối khi đọc CV của bạn. Thay vì liệt kê quá nhiều, thì hãy trình bày thêm kinh nghiệm mà bạn đã đạt được với loại kỹ năng mà bạn đang có. Thành công hay thất bại trong quá trình xin việc đều nằm ở điểm mấu chốt này.

Hãy tạo lập một CV của riêng mình và tận hưởng thành công khi CV tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhé!

Cách Trình Bày Và Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Việc

Trong thị trường tìm việc làm hiện nay, những việc đầu tiên cần thực hiện để được nhà tuyển dụng chú ý với đơn xin việc của bạn đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng một cách kỹ lưỡng, phải biết họ đang tìm gì, họ muốn gì ở những ứng cử viên.

Thế nhưng, bạn thường chỉ chú trọng đến một số yếu tố chính làm hồ sơ nổi bật mà không biết rằng những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy làm đưa những điều đó cần vào trong đơn xin việc.

Các ứng viên có thể tìm tải về các mẫu đơn xin việc chuẩn qua các trang website sau nay:

Tải về mẫu đơn xin việc được soạn sẵn qua website việc làm trực tuyến hàng đầu Careerlink.vn

Tải về mẫu đơn chuẩn xin việc tại trang web 1001vieclam.com

Đối với nhà tuyển dụng, họ không cần một người bằng cấp đầy mình mà điều quan trọng là tuyển được người có khả năng đảm nhiệm công việc và có sự phát triển.

Đừng để nhà tuyển dụng bỏ qua qua hồ sơ của bạn và nhấn nút “xóa” vì bạn viết sai chính tả hay có một địa chỉ email ngớ ngẩn hay chỉ vì bạn quá phô trương bản thân mà không biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng. Chính vì vậy, bạn không nên nghĩ rằng cứ liệt kê hết tất cả bằng cấp là đủ.

Để có hồ sơ xin việc ấn tượng thực sự thì bạn cần phải biết điểm mạnh bạn có phù hợp nhất với công ty, với vị trí bạn muốn ứng tuyển, tận dụng điểm mạnh đó một cách triệt để nhất để nếu trong CV xin việc.

Những lưu ý cần thiết trong đơn xin việc bằng tiếng Anh

Đơn xin việc bằng Tiếng Anh yêu cầu các ứng viên tìm việc làm truyền đạt đến đến nhà tuyển dụng các thông tin, kiến thức về trình độ cũng như kinh nghiệm đã từng trải qua bằng ngôn ngữ tiếng anh. Sau đây là một số lưu ý cần thiết mà ứng viên cần phải biết như sau:

Nội dung cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, và súc tích về hình thức lẫn cách trình bày trong khuôn khổ diện tích của trang giấy A4.

Hãy tập trung đi vào những ý chính ngay khi bắt đầu thể hiện nội dung mà không vòng vo giới thiệu dài dòng và làm tốn thời gian của các ứng viên tìm việc làm.

Để tránh trường hợp tràn lan trong cách viết, các ứng viên hãy tóm gọn lại trong 3 đoạn chính, để tập trung nói về nguyên nhân đăng ký ứng tuyển, kiến thức hiểu biết về chuyên môn và nhấn sâu vào một số điểm mạnh cá nhân.

Khi đóng thư, bạn hãy khẳng định một lần nữa với nhà tuyển dụng bạn là người xứng đáng và thích hợp nhất được gặp trực tiếp với họ thông qua buổi phỏng vấn.

Lỗi chính tả và ngữ pháp

Nếu một lỗi đánh máy hoặc lỗi ngữ pháp xuất hiện, người đọc có thể nghĩ rằng không quan tâm đủ nhiều tới công việc này để gửi đơn một cách nghiêm túc hay thậm chí bạn “quá bận rộn” hoặc quá lười biếng vì không kiểm tra những gì mình đã viết.

Kỹ năng giao tiếp của bạn được thể hiện qua việc bạn viết đơn xin việc như thế nào. Tốt nhất là bạn nên nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình xem qua trước khi bạn gửi thư xin việc cho nhà tuyển dụng.

Quên thay thế tên công ty và vị trí ứng tuyển

Nếu bạn đang tìm việc làm và gửi đơn xin việc tới nhiều công ty một lúc, để tiết kiệm thời gian bạn hoàn toàn có thể thay thế từ ngữ, tên, và tiêu đề chứ không nhất thiết phải viết lại.

Nhưng hãy cẩn thận khi viết đơn xin việc hàng loạt như vậy. Nếu bạn quên thay đổi tên công ty hoặc chức danh vị trí mà mình ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng lắm đâu dù thư của bạn có hay đến mấy.

Quá tự tin

Cái gì quá cũng sẽ không tốt. Bạn vừa phải không quá khiêm tốn, những cũng không được tỏ ra tự cao tự đại.

Tốt hơn là hãy tập trung vào những thành tựu thực tế của bạn và làm cho nó dịu bớt đi bằng những ví dụ so sánh cụ thể, tránh chỉ thao thao bất tuyệt về bản thân mà không cho người đọc một “mốc” nào đó để đo lường thành tích của bạn.

 

5 Cách Giúp Đơn Xin Việc Của Bạn Hoàn Hảo

Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng tốt đầu tiên trong tìm việc làm. Và trong hầu hết các trường hợp, ấn tượng đầu tiên của bạn về người quản lý tuyển dụng bắt đầu bằng sơ yếu lý lịch và mẫu đơn xin việc của bạn.

Nếu bạn không viết được mẫu đơn xin việc đúng, bạn có thể không bao giờ có cơ hội để làm cho họ hài lòng với bộ đồ mới, giao tiếp bằng mắt tự tin và những câu chuyện phỏng vấn hấp dẫn.

Ngay cả khi bạn kết nối cuộc phỏng vấn xin việc của mình (và ngay cả khi bạn nhận được sự giới thiệu tuyệt vời từ một trong những người ủng hộ của bạn), người quản lý tuyển dụng sẽ xem xét sơ yếu lý lịch và / hoặc thư xin việc của bạn và sử dụng chúng để hình thành hoặc ảnh hưởng đến ý kiến ​​trước gặp bạn.

Thư xin việc là cơ hội để bạn không chỉ thể hiện rằng bạn có chuyên môn và kiến ​​thức cần thiết để thực hiện tốt công việc mà còn là người có đam mê, lôi cuốn và có nhiều thông tin. Đối với nhiều người, mặc dù, đó là một nhiệm vụ khó khăn.

Với rất nhiều thông tin cần truyền tải, bạn bắt đầu từ đâu? Dưới đây là một số lời khuyên hàng đầu của chúng tôi về thư xin việc để trình bày cho bạn trong một hướng dẫn dễ thực hiện.

Độ dài, định dạng và phông chữ phù hợp

Giống như sơ yếu lý lịch của bạn, bạn không muốn “màu mè” quá mức thư xin việc của mình hoặc phát điên với các phông chữ. Chọn một phông chữ chuyên nghiệp dễ đọc và giữ mọi thứ được căn lề trái. Mẫu thư xin việc của bạn không phải là một bài thuyết trình. Đó là một giới thiệu ngắn gọn có thể mang lại cảm giác tốt hơn về con người bạn với người đọc. Vì vậy nó không nên dài hơn một trang – bám sát từ 3-4 đoạn.

Một người nhận thích hợp

Một mẫu đơn xin việc là để thu hút người quản lý tuyển dụng, vì vậy hãy bắt đầu bức thư của bạn với sự quan tâm của bạn, có thể xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và người đọc.

Bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng của bạn về tên người quản lý tuyển dụng – hoặc nếu bạn không có nhà tuyển dụng, hãy nghiên cứu một chút về các trang đăng tin tuyển dụng. Và nếu điều đó không hiệu quả, hãy gọi vào công ty và tìm hiểu rằng ai đang tuyển dụng cho vị trí đó.

Nhưng đừng cho biết tên của bạn – hầu hết các nhà quản lý tuyển dụng đều cau mày khi các ứng viên tìm việc làm gọi đến, vì vậy hãy đảm bảo cuộc gọi của bạn không xác định được danh tính.

Nhiệt tình

Hãy nếu lý do bạn muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Nhìn vào mô tả công việc và chọn ra những gì làm bạn hào hứng về nó. Nếu bạn cảm thấy như bạn là một thử thách hoàn hảo, hãy nói điều đó! Bạn có thể viết một cái gì đó giống như, Là một chuyên gia truyền thông với hơn tám năm kinh nghiệm trong PR, vai trò Cố vấn PR cảm thấy như nó chỉ dành cho tôi.

Tường thuật

Đây là phần chính của mẫu đơn xin việc của bạn. Đây là nơi bạn sẽ viết về lý do tại sao bạn quan tâm đến vị trí này, điều gì làm cho bạn phù hợp hoàn hảo và đem đến lợi ích như thế nào cho công ty.

Đối với tác phẩm này, thật hữu ích khi một lần nữa nhìn lại bản mô tả công việc và chọn 2-3 mục mà bạn có kinh nghiệm mạnh mẽ.

Nếu bạn đang tìm việc làm truyền thông, một phần trong bài tường thuật của bạn có thể đọc như sau: Khả năng giao tiếp với mọi bên liên quan, cũng như kinh nghiệm sâu rộng của tôi với quản lý khủng hoảng PR khiến tôi trở thành ứng cử viên nặng ký với vai trò Giám đốc truyền thông.

Tập trung vào nhu cầu của nhà tuyển dụng

Chúng tôi không thể nhấn mạnh điều này đủ – thư xin việc của bạn không thực sự về bạn. Chắc chắn, đó là về kỹ năng, thành tích và kinh nghiệm của bạn giúp bạn trở nên phù hợp tuyệt vời, nhưng đó thực sự là về tất cả những điều đó sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng như thế nào.

Cuối cùng, tránh xa bất cứ điều gì đề cập đến lợi ích cá nhân của bạn nếu bạn làm việc ở đó. Chẳng hạn như, bạn sẽ muốn kết hợp bất cứ điều gì trong thư xin việc của mình nghe có vẻ như: Tôi đã luôn muốn làm việc trong vai trò quản lý, vì vậy cơ hội này là một phương pháp hoàn hảo để đạt được mục tiêu của tôi.

Tập hợp một lá thư xin việc mạnh mẽ có thể là một nhiệm vụ khó khăn nếu bạn chưa bao giờ viết một lá thư trước đó.

Hãy chắc chắn rằng thư xin việc liên quan đến công việc và nhà tuyển dụng, nhưng đừng ngại là chính mình và thể hiện sự phấn khích của bạn về công ty hoặc vị trí này.

Chúc bạn viết vui vẻ